Tin tức






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
TRUYỀN THỐNG
Lượt xem: 40
TRUYỀN THỐNG

 Có Lễ hội Lồng Tồng (hay còn gọi là lễ xuống đồng) là lễ hội gắn liền với nền nông nghiệp, được tổ chức trong các bản làng để cầu cúng thần nông - vị thần cai quản ruộng đồng, vườn tược, gia súc, bản làng cho được cây cối xanh tươi, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi, mọi người no ấm, bản làng yên lành. Lễ hội Lồng tồng đã có từ lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng người dân tộc tày, nùng, các địa phương hiện nay đã và đang làm rất tốt việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của loại hình di sản đặc sắc, độc đáo này.

Đây là lễ hội dân gian cầu mùa của người Tày, Nùng lớn nhất cả nước trong năm nói chung và của xã Tri Phương nói riêng. Lễ hội tổ chức theo quy mô cấp xã, là dịp để cư dân địa phương tạ ơn thần nông, thành hoàng làng, là nơi tụ họp vui xuân của mọi người, cầu mong mùa màng tươi tốt, bội thu, muôn vật sinh sôi nảy nở khỏe mạnh, muôn người bình an.

* Lễ Hội Lồng Tồng Gồm hai phần. Phần lễ, phần hội:

+ Phần Lễ: Chủ lễ xắp mâm (gồm mâm lễ mặn, lợn quay, gà chống thiến, chân giò lợn, xôi ngũ sắc, rượu; mâm lễ chay gồm: Bánh chưng, bánh dày, bánh khảo và nhiều loại bánh khác, hoa quả, tiền vàng, giấy và thắp hương làm lễ cúng tế rước lộc, tán lộc và hạ điền. Nghi lễ hạ điền, chủ lễ hoặc người uy tín được ủy quyền dùng trâu tuyển cày một vài đường cày ở thửa ruộng, rẫy gần đó như ý nghĩa mở đầu vụ cày cấy mới trong năm thu được nhiều thắng lợi.

+ Phần hội : Gồm có các trò chơi dân gian : Như tung còn, kéo co, đẩy gậy,  lày cỏ, nhảy bao, bóng chuyền hơi nam nữ phối hợp…giao lưu văn nghệ hát đối đáp sli, lượn, then, nhảy, múa, ca dao, dân ca...Tiêu biểu và quan trọng nhất của phần hội chính là tung còn với những cây còn cao chôn ở giữa sân hội. Phần thi này có thưởng cho ai may mắn tung trúng vòng còn, khi nào thủng vòng còn cũng là lúc về mặt Lồng Tồng kết thúc. Cuộc thi tung còn được nhiều người hào hứng tham gia, nhất là các thanh niên, gắn với quan niệm văn hóa phồn thực ( âm - dương), gắn với tình yêu đôi lứa, sinh xôi nẩy nở. khi tan hội ra về, ai nấy cũng muốn mang một quả còn về nhà treo, lấy may mắn quanh năm.

* Lễ hội Lồng Tồng thể hiện nhu cầu về cuộc sống tinh thần, tâm linh, ước vọng của đồng bào Tày, Nùng về một cuộc sống ấn no, hạnh phúc. Lễ hội phản ánh đời sống, bản sắc văn hóa độc đáo của người Tày, Nùng qua nghi lễ, trò chơi dân gian, ẩm thực, múa, hát, lượn ... Lễ hội Lồng Tồng có giá trị duy trì thuần phong mỹ tục, khích lệ quá trình lao động sản xuất của người dân, giá trị đoàn kết gắn bó cộng đồng, giá trị thẩm mỹ, giá trị biểu tượng. Lễ hội cũng là dịp giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian. Lễ hội Lồng Tồng có lịch sử lâu đời với sức sống bền bỉ theo thời gian, không thể thiếu với đồng bào Tày, Nùng.

Mùa Lễ hội Lồng Tồng xuân Giáp Thìn xã Tri Phương năm 2024 đã tới, ai cũng phấn khởi chuẩn bị tâm thức đi trẩy hội cầu may, cầu bình an đầu xuân năm mới; ai cũng mong cho đất nước thái bình, mưa thuận gió hòa, nhà nhà no đủ, mọi người được khỏe mạnh. Ngoài không khí vui tươi, Lễ hội Lồng tồng còn có giá trị tinh thần rất lớn đối với đồng bào Tày, Nùng trong tỉnh nói chung và xã Tri Phương nói riêng. Trước sự đổi thay của đất nước việc duy trì và phát triển nền văn hóa Việt nam tiên tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển Du lịch là một nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, chúng ta hãy cùng nhau chung sức duy trì và đưa lễ hội Lồng tồng xã Tri Phương ngày càng phát triển.

 

Tin liên quan